Hệ thống SAP và ERP là gì? Khác nhau như thế nào?

Hệ thống SAP và ERP

Việc ứng dụng các hệ thống quản trị như SAP và ERP gần như đã trở thành xu hướng không thể thiếu trong các doanh nghiệp thời đại 4.0 nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn còn nhầm lẫn về định nghĩa cũng như sự khác biệt giữa hệ thống SAP và ERP. Vậy hệ thống SAP và ERP là gì? Khác nhau như thế nào? Hãy cùng FOXAi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

SAP và ERP là gì?

Để phân biệt được sự khác nhau của hai hệ thống này, trước tiên chúng ta sẽ cần nắm rõ định nghĩa của SAP và ERP. 

SAP là gì?

SAP (System Applications and Products in Data Processing) là phần mềm quản lý doanh nghiệp tích hợp, giúp quản trị doanh nghiệp hiệu quả các quy trình kinh doanh chính như quản lý tài chính, kế toán, sản xuất, nhân sự, chuỗi cung ứng và quan hệ khách hàng (CRM). Đồng thời, SAP (System Application Programing) cũng là tên của một trong những nhà cung cấp phần mềm ERP hàng đầu thế giới, có trụ sở chính tại Đức. 

Định nghĩa của SAP

SAP nổi bật bởi nền tảng công nghệ hiện đại, khả năng tùy biến cao và các module phân hệ chuyên sâu đáp ứng tốt nhu cầu đa dạng của các doanh nghiệp và tập đoàn đa quốc gia. Các phiên bản SAP phổ biến hiện nay bao gồm SAP Business One và SAP S/4 HANA – Hệ thống ERP được xây dựng trên nền tảng cơ sở dữ liệu in-memory SAP HANA. Đây là một bước tiến vượt bậc so với các hệ thống ERP trước đây của SAP. Từ đó giúp doanh nghiệp xử lý và phân tích dữ liệu với tốc độ nhanh chóng, đồng thời tối ưu hóa quy trình kinh doanh,tăng tốc xử lý dữ liệu và phân tích.

ERP là gì?

ERP (Enterprise Resource Planning) là thuật ngữ chung chỉ các hệ thống phần mềm tích hợp quản lý toàn diện nguồn lực doanh nghiệp. ERP giúp doanh nghiệp tối ưu hóa các quy trình vận hành từ kế toán tài chính, quản lý nhân sự, sản xuất, kho vận cho đến quản lý bán hàng và dịch vụ trên cùng một nền tảng duy nhất. Chính vì vậy mà hệ thống ERP có thể bao quát tất cả các chức năng cốt lõi của một tổ chức, phục vụ hoạt động của toàn bộ doanh nghiệp một cách xuyên suốt và nhanh chóng.

Định nghĩa của ERP

Chẳng hạn như trước đây, thay vì doanh nghiệp của bạn phải sử dụng thêm nhiều phần mềm khác nhau như phần mềm kế toán, phần mềm tính lương cho nhân sự, phần mềm quản trị kho & sản xuất…thì giờ đây, các bộ phận trong doanh nghiệp của bạn đều có thể cùng nhau làm việc trên cùng một hệ thống ERP, thu thập thông tin theo dữ liệu thực, tối ưu ngân sách vận hành và nguồn lực. 

Sự khác nhau giữa hệ thống SAP và ERP

Dựa vào hai định nghĩa trên, chúng ta có thể hiểu được rằng ERP là một thuật ngữ dùng để chỉ hoặc bao hàm tất cả các phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Trong khi đó, phần mềm SAP là một phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (SAP ERP) được nhiều doanh nghiệp tin tưởng và ứng dụng trên khắp toàn cầu. 

Tùy vào quy mô và lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp mà các giải pháp ERP khác có thể được tùy chỉnh linh hoạt sao cho phù hợp với đặc thù của từng ngành. 

Vai trò của SAP và ERP trong vận hành doanh nghiệp

Hệ thống SAP và ERP không đơn thuần là phần mềm hỗ trợ quản lý mà đã trở thành trụ cột quan trọng trong kiến trúc vận hành doanh nghiệp hiện đại. Khi được triển khai đúng cách, các hệ thống này tạo ra sự thay đổi toàn diện và tích cực trong hoạt động kinh doanh thông qua việc số hóa, tự động hóa và kết nối dữ liệu một cách hiệu quả.

Tối ưu hóa quy trình nghiệp vụ và tự động hóa vận hành

Một trong những vai trò quan trọng nhất của SAP và ERP là tự động hóa các quy trình nghiệp vụ lặp đi lặp lại, giảm thiểu thao tác thủ công và sai sót do con người gây ra. Ví dụ như, trong một doanh nghiệp sản xuất, quy trình đặt hàng nguyên vật liệu trước đây có thể kéo dài nhiều ngày do phải qua nhiều bước kiểm duyệt, báo cáo và theo dõi thủ công.

▪️Xem thêm: TOP 8+ giải pháp ERP phổ biến trên thị trường

Quản lý dữ liệu tập trung, minh bạch và chính xác

Hệ thống SAP và ERP giúp tập trung dữ liệu từ nhiều phòng ban và chi nhánh về một nền tảng chung, tạo ra nguồn dữ liệu duy nhất (single source of truth). Chẳng hạn, trong lĩnh vực bán lẻ đa kênh, các doanh nghiệp sẽ thường gặp phải tình trạng thông tin tồn kho, đơn hàng, thông tin khách hàng, thanh toán thường bị phân tán trên nhiều phần mềm, hệ thống khác nhau. Điều này dẫn đến dữ liệu không đồng bộ và khó kiểm soát. Thậm chí gây thất thoát dữ liệu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình vận hành của doanh nghiệp.

Quản lý dữ liệu tập trung

Hỗ trợ ra quyết định chiến lược dựa trên phân tích dữ liệu

Các hệ thống SAP và ERP hiện đại tích hợp các công cụ phân tích, báo cáo nâng cao và dashboard trực quan, cung cấp thông tin kịp thời giúp lãnh đạo đưa ra quyết định đúng đắn. Việc doanh nghiệp ứng dụng các hệ thống ERP có thể theo dõi tình hình dòng tiền, rủi ro tín dụng và hiệu quả đầu tư theo thời gian thực. Hoặc thông qua các báo cáo và cảnh báo tự động, bộ phận quản lý nhanh chóng nhận diện xu hướng thị trường và điều chỉnh chính sách tín dụng, đầu tư phù hợp, từ đó tăng lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro tài chính.

Nâng cao khả năng cạnh tranh và linh hoạt thích ứng thị trường

Hệ thống SAP và ERP giúp doanh nghiệp xây dựng một nền tảng vận hành linh hoạt, dễ dàng mở rộng hoặc điều chỉnh các phân hệ chức năng theo nhu cầu thực tế. SAP ERP có thể hỗ trợ đa ngôn ngữ, đa tiền tệ, đa múi giờ và tuân thủ các quy định pháp lý riêng biệt của từng quốc gia, giúp đơn giản hóa quá trình mở rộng mà không làm gián đoạn vận hành nội bộ khi doanh nghiệp mở rộng sang thị trường quốc tế.

Đảm bảo tuân thủ quy định và quản trị rủi ro hiệu quả

Hệ thống SAP và ERP giúp doanh nghiệp kiểm soát tốt hơn các quy trình tuân thủ về tài chính, thuế và các chuẩn mực ngành nghề. Ví dụ, trong lĩnh vực dược phẩm, các hệ thống ERP hỗ trợ theo dõi chặt chẽ nguyên vật liệu, quy trình sản xuất, và xuất xưởng nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm soát chất lượng và quy định pháp luật nghiêm ngặt.

Đảm bảo tuân thủ quy định

Ngoài ra, với tính năng phân quyền và kiểm soát truy cập chi tiết, hệ thống giúp giảm thiểu rủi ro gian lận nội bộ, đồng thời hỗ trợ các hoạt động kiểm toán dễ dàng và minh bạch hơn.

▪️Xem thêm: Lợi ích vượt trội của triển khai SAP ERP cho doanh nghiệp

▪️Xem thêm: 8+ kinh nghiệm “vàng” triển khai hệ thống SAP ERP thành công

▪️Xem thêm: Phần mềm SAP B1 có gì nổi bật? So sánh SAP Business One và SAP S/4 HANA

Một số phân hệ cơ bản của hệ thống SAP và ERP

Cả SAP và các hệ thống ERP đều được cấu thành từ các phân hệ (module) tương tự, phục vụ từng chức năng chuyên biệt trong doanh nghiệp, điển hình như:

  • Quản lý tài chính (FI – Financial Accounting): Quản lý sổ sách kế toán, báo cáo tài chính, công nợ, thanh toán.
  • Quản lý kiểm soát nội bộ (CO – Controlling): Theo dõi chi phí, phân tích lợi nhuận, quản lý ngân sách.
  • Quản lý nhân sự (HR – Human Resources): Quản lý tuyển dụng, đào tạo, bảng lương, đánh giá nhân sự.
  • Quản lý sản xuất (PP – Production Planning): Lập kế hoạch sản xuất, theo dõi tiến độ, quản lý nguyên vật liệu.
  • Quản lý chuỗi cung ứng (SCM – Supply Chain Management): Quản lý tồn kho, mua hàng, vận chuyển.
  • Quản lý bán hàng và phân phối (SD – Sales and Distribution): Quản lý đơn hàng, hợp đồng, giá cả và xuất hàng.
  • Quản lý dịch vụ khách hàng (CS – Customer Service): Quản lý các yêu cầu hỗ trợ, bảo trì, dịch vụ sau bán hàng.

Việc lựa chọn và triển khai các phân hệ phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí và khai thác tối đa hiệu quả hệ thống.

Phân hệ của hệ thống SAP và ERP

Hiểu rõ hệ thống SAP và ERP cũng như sự khác biệt của chúng sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn giải pháp phù hợp nhất, đồng thời tận dụng tối đa lợi ích từ công nghệ để nâng cao hiệu quả vận hành và năng lực cạnh tranh trong thị trường đầy biến động như thời điểm hiện tại.

Nếu bạn đang cân nhắc triển khai hệ thống quản trị doanh nghiệp, đừng ngần ngại liên hệ các chuyên gia tư vấn để được hỗ trợ tư vấn, đánh giá và lựa chọn giải pháp phù hợp nhất với mô hình doanh nghiệp.

FOXAi tự hào là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn và triển khai các giải pháp ERP, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình vận hành, nâng cao năng lực quản trị và đẩy mạnh chuyển đổi số. Với đội ngũ chuyên gia đầu ngành cùng kinh nghiệm triển khai đa ngành nghề, FOXAi đã thành công trở thành Đối tác Vàng của SAP (Gold Partner), đồng hành cùng nhiều doanh nghiệp tham gia vào cuộc hành trình chuyển đổi số, tạo nền móng phát triển vững chắc trong tương lai. 

Trong bài viết trên, FOXAi đã chia sẻ đến bạn hệ thống SAP và ERP là gì? Khác nhau như thế nào? Hy vọng rằng, thông qua bài viết, bạn có thể hiểu rõ hơn về hai khái niệm này và tìm kiếm được hệ thống ERP phù hợp với doanh nghiệp của mình.

Quý doanh nghiệp đang có nhu cầu tìm hiểu về giải pháp ERP phù hợp xin vui lòng liên hệ đến FOXAi để được hỗ trợ tư vấn và demo. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *